share-youtube
share-facebook
share-twiter
share-google-plus

NHẬN TIN TỪ VIỆT AN

Các loại kim loại nặng trong nước. Giải pháp loại bỏ kim loại nặng trong nước

Tình trạng nước sinh hoạt nhiễm kim loại nặng khá phổ biến ở nước ta không chỉ nguồn nước ngầm mà ngay cả nguồn nước máy đã được xử lý tại nhà máy nước cũng bị nhiễm kim loại nặng. Vậy kim loại nặng là gì?” Giải pháp loại bỏ kim loại nặng trong nước?. Qua bài viết, Việt An mong bạn sẽ hiểu hơn về kim loại nặng cũng như giải pháp xử lý kim loại nặng để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình nhé.

1. Kim loại nặng là gì?

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lơn hơn 5g/cm3, có số nguyên tử cao và thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng. Kim loại nặng được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…). Ở dạng nguyên tố thì kim loại nặng không có hại, nhưng khi tồn tại ở dạng ion thì kim loại nặng lại rất độc hại cho sức khỏe chúng ta.

2. Các loại kim loại nặng trong nước

Sắt (Fe): Là kim loại nặng tồn tại chủ yếu ở nước ngầm và có một số ít ở nước mặt. Ở nước ngầm sắt thường hòa tan trong nước dưới dạng Fe2+ nên có mùi tanh. Khi sắt Fe2+ gặp oxy sẽ chuyển hóa thành sắt Fe3+ nước có màu vàng nâu đỏ. Trường hợp nguồn nước chứa nhiều chất hữu cơ, sắt có thể chuyển thành dạng keo (hay còn gọi là phức hữu cơ) rất khó xứ lý. Còn nếu nước có độ PH thấp, hiện tượng ăn mòn đường ống và dụng cụ chứa sẽ xảy ra, hàm lượng sắt theo đó mà tăng lên kéo theo sự biến đổi màu sắc sang vàng, độ đục tăng khiến nước khó sử dụng. Theo tiêu chuẩn nước uống và nước sạch, hàm lượng sắt trong nước quy định phải nhỏ hơn 0,5mg/l.

Các loại kim loại nặng trong nước

Mangan (Mn): Mangan cũng là một kim loại nặng thường thấy trong nước ngầm ngay cả nguồn nước máy đã được xử lý cũng thường thấy có kim loại này. Mangan trong nước tạo ra lớp cặn màu đen bám đóng vào thành và đáy dụng cụ chứa nước, bồn cầu, ống nước… Nước nhiễm mangan tạo ra vị khó chịu cho nước và làm hoen ố quần áo. Hàm lượng mangan được quy định cho nước uống và nước sạch phải nhỏ hơn 0,5mg/l.

Asen (As): Là kim loại có thể tồn tại ở dạng tổng hợp chất vô cơ và hữu cơ. Asen thường tồn tại trong nước ngầm và một số ít ở nước mặt. Tiêu chuẩn về nước sạch quy định lượng asen nhỏ hơn 0,05mg/l. Đối với nước uống, lượng asen phải ít hơn 0,01mg/l.

Chì (Pb): Chì trong nước có hàm lượng không lớn chỉ từ 0,4-0,8mg/l. Nguyên nhân nước nhiễm chì do nước thải công nghiệp và hiện tượng ăn mòn đường ống chính là nguyên nhân nước nhiễm chì. Theo quy định về nước sạch và nước uống, lượng chì trong nước phải nhỏ hơn 0,01mg/l.

Crom (Cr): Nước nhiễm crom thường là những nơi bị ô nhiễm nước thải công nghiệp sản xuất gốm sứ, sản xuất giấy, thuốc nhuộm, thuộc da, xi mạ và khai thác mỏ thường có nhiều crom. Kim loại nặng này được xếp vào chất độc nhóm 1 với khả năng gây ung thư cho người và vật nuôi. Theo quy định, lượng crom trong nước cần ít hơn 0,05mg/l.

Cadimi (Cd): Là kim loại nặng thường thấy trong nước ngầm nhiều hơn nước mặt, cadimi thường được sử dụng trong công nghiệp luyện kim, chế tạo đồ nhựa; hợp chất cađimi được sử dụng để sản xuất pin… Nước nhiễm cadimi do nước ngầm thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau trong quá trình di chuyển. Cadimi trong nước uống được quy định phải dưới 0,003mg/l.

Thủy ngân (Hg): Thuỷ ngân là kim loại tồn tại ở dạng lỏng, rất nặng và dễ sa lắng, dễ bốc hơi ngay cả ở nhiệt độ thường nên hóa chất này có thể còn nằm lại trên các mái nhà, cây cối, trên các bề mặt và các vật dụng lưu chứa hở,…Khi mưa xuống hoặc người dân rửa mái nhà, tường và các vật dụng, thủy ngân ngấm vào trong đất, trong nước ngày càng nhiều. Dẫn đến tình trạng ô nhiễm thủy ngân trong môi trường đất và nước. Thủy ngân khi ngấm vào nước sẽ tồn tại ở các dạng hợp chất của thủy ngân, thủy ngân hữu cơ và thủy ngân vô cơ

Kẽm (Zn): Nước nhiễm kẽm thường ở nước mặt và ngay cả nguồn nước ngầm cũng nhiễm kim loại kẽm. Nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm trên là do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp sản xuất chưa được xử lý mà xả thải ra môi trường bên ngoài làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

Đồng (Cu): Đồng tạo ra vị khó chịu khi tồn tại trong nước với hàm lượng 1-2mg/l. Khi nồng độ tăng cao từ 5-8mg/l, nước nhiễm đồng không thể uống được. Vì thế, tiêu chuẩn quy định hàm lượng đồng trong nước phải nhỏ hơn 2mg/l.

Molybden (Mo): Mobylen là kim lại nặng thường có trong nước ngầm ở các khu vực nhiễm nước thải từ các ngành thuốc nhuộm, gốm sứ, thủy tinh, hóa dầu và ngành điện. Theo quy định, lượng molybden trong nước uống phải nhỏ hơn 0,07,g/l.

3. Nguyên nhân nguồn nước ô nhiễm kim loại nặng

Kim loại nặng rất quan trong đối cuộc sống và sản xuất của chúng ta. Chúng được ứng dụng khá rộng rãi và thường có mặt trong các thiết bị như thiết bị điện tử, máy móc, các đồ vật sinh hoạt hàng ngày… Thế nhưng nguyên nhân chính khiến nước ô nhiễm kim loại nặng là do nước thải công nghiệp có chứa rất nhiều các kim loại nặng từ các nhà máy hay các khu công nghiệp chưa qua xử lý, hoặc xử lý không đạt yêu cầu đã thải thẳng ra ngoài môi trường. Khi nước mặt bị ô nhiễm sẽ khiến các chất ô nhiễm thấm dần vào các mạch nước ngầm khiến cho nước sinh hoạt trở nên rất độc hại.

4. Ảnh hưởng của kim loại nặng đến con người

Kim loại nặng mặc dù rất quan trọng đối với chúng ta, thế nhưng kim loại nặng tồn tại trong nước lại gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người như:

+ Khi sử dụng nước chứa hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép sẽ là mối nguy hại cho sức khỏe con người về lâu về dài. Nếu cơ thể tích lũy hàm lượng lớn kim loại nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, gây tổn thương não, co rút các bó cơ, kim loại nặng có thể tiếp xúc với màng tế bào, ảnh hưởng đến quá trình phân chia DNA, dẫn đến thai chết, dị dạng, quái thai của các thế hệ sau.

+ Một số kim loại nặng cũng là nguyên nhân của các căn bệnh ung thư: ung thư da, ung thư vòng họng, ung thư dạ dày…

+ Khi sử dụng nước nhiễm kim loại nặng sẽ làm mất đi các thành phần của nước, thay vào đó là nguồn nước chứa nhiều độc tố có hại gây cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể, việc hấp thu chất dinh dưỡng và quá trình bài tiết cũng trở nên khó khăn hơn; kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển. Làm rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch, rối loạn chức năng hệ thống thần kinh…

+ Ngoài ra sử dụng nước nhiễm kim loại nặng còn làm kích ứng da, tích tụ về lâu dài sẽ gây viêm da, các bệnh về da…

Theo tài liệu của Cơ quan năng lượng và nguyên tử Quốc tế IAEA thì hiện nay, hàng năm độc tố gây ra bởi các kim loại đã vượt quá tổng số độc tố gây ra bởi chất thải phóng xạ và chất thải hữu cơ.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) coi kim loại nặng là tác nhân gây ung thư lớn ở người.

5. Giải pháp loại bỏ kim loại nặng trong nước

Khi nguồn nước gia đình bị nhiễm kim loại nặng, bạn nên ngay lập tức tìm giải pháp xử lý nước cho gia đình mình. Vì nếu sử dụng nguồn nước ô nhiễm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và các thanh viên trong gia đình. Cách xử lý nước nhiễm kim loại nặng như sau:

Cách thứ nhất: Xây bể lọc nước

Cách xây bể lọc nước như sau:

+ Xây bể lọc

  • Bể xây có kích thước tương ứng với vị trí lọc. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng những vật liệu như thùng nhựa, thùng Inox có thể tích 200 (lit) trở lên. Quan trọng nhất của bể lọc chính là chiều cao tối thiểu từ 1m trở lên.
  • Phần phía dưới đáy bể dùng ống lọc nhựa PVC hoặc lưới Inox nhỏ, để làm ống thu nước. Nó có tác dụng ngăn không cho vật liệu lọc chảy ra theo nguồn nước.
  • Phần trên cùng dùng dàn phun mưa hoặc bộ trộn khí để oxy hóa nguồn nước.

+ Đổ vật liệu lọc (Từ dưới lên trên)

  • SỏiĐầu tiên là lớp sỏi nên dùng sỏi nhỏ kích thước 0,5 – 1cm nên đổ khoảng 10cm lớp dưới bể. Sỏi có tác dụng làm thoáng ống lọc, chống tắc cho hệ thống ống lọc.
  • Cát vàng hoặc cát thạch anh: Vật liệu thứ 2 là cát nên đổ vào bể dày từ 25 – 30 cm. Lớp cát này có tác dụng ngăn vật liệu lọc chính lẫn vào lớp sỏi, gây tắc ống lọc.
  • Cát mangan: Thứ 3 là cát mangan dùng xử lý nước nhiễm Mangan, và là chất xúc tác khử sắt.
  • Than hoạt tính: Thứ 4 là than hoạt tính nên đổ vào bể có độ dày 10cm. Than hoạt tính có tác dụng hấp thụ tốt các chất gây màu, gây mùi có trong nước. Tuy nhiên bạn không nên dùng than HOA, nên chọn mua than hoạt tính làm từ gáo dừa là tốt nhất.
  • Vật liệu xử lý sắt: Thứ 5 vật liệu khử sắt dùng để xử lý sắt, Asen triệt để đổ dày khoảng 10cm. Đây là vật liệu rất quan trọng trong bể lọc.
  • Cát: Cuối cùng đổ cát vàng hạt to hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước với độ dày từ 10 -15 cm.

Tuy nhiên giải pháp này chỉ sử dụng cho nguồn nước nhiễm kim loại nặng với mức nhẹ, còn đối với nguồn nước ô nhiễm nặng nên sử dụng hệ thống dây chuyền lọc nước.

Cách thứ 2: Sử dụng thiết bị xử lý kim loại nặng

Dây chuyền lọc nước loại bỏ kim loại nặng

Sử dụng các thiết bị lọc nước là giải pháp tốt nhất để bạn có thể loại bỏ các kim loại nặng, các tạp chất, các chất bẩn còn tồn tại trong nước. Bởi dây chuyền lọc nước mang lại một nguồn nước sạch an toàn, đảm bảo theo quy chuẩn của bộ y tế quy định.

Thiết bị xử lý kim loại nặng bao gồm cột composite với các vật liệu lọc như than hoạt tính, cát thạch anh, cát Mangan,… cùng van bán tự động hoặc tự động để sục rửa (có thể sử dụng van xả tự động thông minh tự điều chỉnh chế độ sục rửa định kỳ), giúp phục hồi khả năng lọc của vật liệu.

Hệ thống dây chuyền lọc nước lọc kim loại nặng có tác dụng loại bỏ các kim loại nặng và ngăn chặn cặn bẩn, bùn đất trước khi vào bồn chứa nước của cả gia đình. Ngoài ra, nhờ tính năng hấp thụ của than hoạt tính, hệ thống sẽ góp phần loại bỏ mùi, màu, khí độc, kim loại như Sắt, Mangan, Đồng, Kẽm… và tạp chất hữu cơ, Clo dư, màu sắc, mùi vị khó chịu trong nước.

Như vậy các bạn đã biết chi tiết về kim loại nặng và giải pháp loại bỏ kim loại nặng trong nước. Để tìm hiểu thêm về hệ thống lọc và xử lý kim loại nặng các bạn hãy liên hệ với Việt An theo số hotline: 0949414141 – 0943414141 để được tư vấn chi tiết nhé. Cảm ơn đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi!

Gọi