share-youtube
share-facebook
share-twiter
share-google-plus

NHẬN TIN TỪ VIỆT AN

Mở cơ sở sản xuất nước uống đóng bình 20L quy mô vừa và nhỏ cần làm gì?

Được xem là một trong những ngành siêu lợi nhuận, sản xuất nước đóng bình 20L đã và đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư, tổ chức cá nhân tham gia. Nhiều người lựa chọn ngành sản xuất nước uống này để khởi nghiệp, muốn mở xưởng sản xuất quy mô vừa và nhỏ nhưng chưa biết cần chuẩn bị bao nhiêu vốn. Đừng lo lắng, trong nội dung bài viết này, Việt An sẽ chia sẻ cho các bạn một số những thông tin liên quan đến các vấn đề mà bạn quan tâm.

Hiện nay, việc lựa chọn đầu tư mở các cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô vừa, nhỏ là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các chủ doanh nghiệp khi tiến hành khởi nghiệp, mới bắt tay vào hoạt động kinh doanh. Sản xuất kinh doanh quy mô vừa nhỏ nhỏ sở dĩ là sự lựa chọn hàng đầu bởi của rất nhiều người bởi vì những ưu điểm nổi bật của nó như: Khi khởi nghiệp với quy mô nhỏ sẽ giúp giảm chi phí hoạt động. Cơ sở mới thành lập, ít thành viên sẽ không tốn quá nhiều chi phí tiền lương, dễ dàng quản lý và phân công công việc giữa các thành viên một cách tốt hơn. Hoạt động với quy mô nhỏ sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính đầu tư ban đầu. Chỉ cần đầu tư lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị với chi phí thấp, công suất phù hợp. Mỗi một thành viên có thể kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc, có sự tâm huyết cao để cùng xây dựng, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất phát triển.

Lý do nên đầu tư sản xuất kinh doanh nước đóng bình 20L

Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự sống của con người cũng như sự sống trên trái đất. Nhu cầu sử dụng nước là nhu cầu thiết yếu của tất cả mọi người. Dù là người trẻ hay già, dù giàu hay nghèo, dù nam hay nữ, dù công nhân hay nhân viên văn phòng, dù là nông dân hay viên chức.... tất cả đều cần uống nước. Nước chiếm tới trên 70% trọng lượng cơ thể người. Nước tham gia vào mọi hoạt động của cơ thể. Mỗi ngày, mỗi người cần nạp vào cơ thể từ 2-3 lít nước. Nếu thiếu nước, con người sẽ không thể tồn tại được.

Hiện tại, nước ta đang có số dân lên tới hơn 90 triệu người, và nó sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Điều này đã cho thấy được nhu cầu sử dụng nước ở nước ta là rất lớn. Và không sai khi nói Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để các nhà đầu tư khai thác.

Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng bận rộn hơn nhưng cũng ngày càng chú trọng nâng cao sức khỏe của mình hơn. Sự nhận thức của con người về tầm quan trọng của nguồn nước sử dụng đã không ngừng được nâng cao. Khi mà tình trạng nguồn nước sinh hoạt đang ngày càng bị ô nhiễm, số người mắc các bệnh liên quan đến sử dụng nguồn nước không đảm bảo đã giấy lên những hồi chuông cảnh báo về việc cần thiết phải lựa chọn sử dụng những nguồn nước sạch, đảm bảo an toàn để bảo vệ sức khỏe.

Những bình nước 20L được sản xuất trên dây chuyền sản xuất nước đóng bình hiện đại, sự kết hợp giữa hệ thống lọc nước tinh khiết để loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước, tạo ra nguồn nước tinh khiết đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT của Bộ Y Tế kết hợp với những chiếc máy chiết rót đóng gói định lượng nước vào bình để tạo nên một quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo an toàn. Mang lại cho người dùng những bình nước chất lượng với mức giá phù hợp.

Sản xuất nước đóng bình cũng vì thế mà mang lại nguồn lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Khi mà chúng ta đều thấy, để sản xuất ra nước đóng bình 20L thì nguyên liệu chính đó chính là nước tinh khiết đảm bảo an toàn. Và để có nguồn nước siêu sạch này thì không quá khó khăn khi chỉ cần có giếng khoan và lắp đặt hệ thống lọc nước đóng bình. Lợi nhuận mà các bạn có thể nhận được từ ngành này là khá lớn.

Quy trình mở cơ sở sản xuất nước uống đóng bình 20L quy mô vừa, nhỏ

Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh, chưa có kinh nghiệm thì nên tìm hiểu kỹ về ngành này để tránh những rủi ro không đáng có. Dưới đây là quy trình mở xưởng sản xuất nước đóng bình 20L các bạn có thể tham khảo.

1: Nghiên cứu thị trường

Không riêng gì ngành sản xuất nước đóng bình 20L mà bất cứ ngành kinh doanh nào cũng vậy, khi bạn muốn làm về nó thì bạn đều phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Đây là bước đầu tiên nhưng lại chiếm vị trí trọng yếu, góp phần quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như thành bại của bạn sau này.

Nên tìm hiểu xem có nhiều lĩnh vực bạn làm có nhiều đối thủ cạnh tranh không, các đối thủ của bạn hoạt động như thế nào, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khu vực bạn định mở cơ sở ra sao....

Hãy học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, nhờ sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực bạn định làm. Nếu được, hãy nghiên cứu hoạt động của các đơn vị sản xuất nước đóng bình khác để từ đó bạn trau dồi kinh nghiệm và có hướng đi cho mình trong tương lai

2: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

Sau quá trình nghiên cứu và nắm bắt kỹ thị trường, bạn hãy lập một bản kế hoạch kinh doanh nước đóng bình 20l. Trong kế hoạch, hãy vạch rõ những việc bạn cần phải làm như quá trình điều hành hoạt động của cơ sở, dự báo tài chính, chiến lược hoạt động, chiến lược tiếp thị, số lượng nhân sự tham gia, công việc cụ thể của từng vị trí, kế hoạch sản xuất.... Kế hoạch bạn lập càng chi tiết càng tốt cho bạn.

3: Chọn mặt bằng mở cơ sở sản xuất kinh doanh

Dù sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ thì bạn cũng cần phải chuẩn bị kỹ mặt bằng. Và lưu ý, nên tránh mở cơ sở tại các vị trí nhạy cảm như khu nghĩa trang, khu xử lý rác thải, khu hóa chất..... Nên ưu tiên chọn lựa mở ở những nơi giao thông thuận lợi, tập trung đông dân cư, gần trường học, bệnh viện, khu công nghiệp....để cơ sở của bạn dễ tiếp cận được với khách hàng.

4: Đăng ký kinh doanh, nhận giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Đã tham gia vào sản xuất kinh doanh thì bạn cần phải có đầy đủ các giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Để có được những tờ này thì bạn cần làm hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Sau đó xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

5: Tìm mua trang thiết bị phục vụ sản xuất

Để sản xuất nước đóng bình 20L thì bạn cần đầu tư các trang thiết bị như: Hệ thống lọc nước, các bồn chứa nước, máy chiết rót bình, máy co màng bình, máy xúc rửa rút nắp bình, máy in hạn sử dụng, vỏ bình 20L và một số thiết bị khác Để sản xuất nước đóng bình 20L thì bạn cần đầu tư các trang thiết bị như: Hệ thống lọc nước, các bồn chứa nước, máy chiết rót bình, máy co màng bình, máy xúc rửa rút nắp bình, máy in hạn sử dụng, vỏ bình 20L và một số thiết bị khác Nên lưu ý lựa chọn sử dụng sản phẩm có chất lượng tốt, khả năng hoạt động ổn định, độ bền cao.

6: Thiết kế tem nhãn, mẫu mã sản phẩm, logo

Đây là bước rất quan trọng, nó sẽ góp phần giúp bạn tạo được ấn tượng trong mắt khách hàng, để khách hàng có thể nhận ra bạn và lựa chọn sử dụng sản phẩm của bạn. Hiện nay có rất nhiều đơn vị chuyên nghiệp nhận thiết kế tem nhãn, mẫu mã sản phẩm, logo, bạn chỉ cần đưa ra yêu cầu họ sẽ giúp bạn hiện thực hóa nó mà chi phí cũng không quá đắt.

7: Mua vỏ bình 20L 

Sản xuất bình nước 20L thì không thể thiếu vỏ bình đúng không nào. Bạn nên chuẩn bị lượng vỏ bình đủ để sản xuất. Có rất nhiều đơn vị cung cấp vỏ bình trên thị trường nên việc mua vỏ bình không mất nhiều thời gian và không hề khó khăn.

8: Chuẩn bị nhân sự

Phần nhân sự tham gia vào sản xuất kinh doanh thì bạn cũng cần chuẩn bị. Tùy thuộc vào yêu cầu của bạn mà bạn cần bao nhiêu người. Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo đủ các vị trí để cơ sở hoạt động một cách tốt nhất. Như kế toán, quản lý, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên phát triển thị trường, nhân viên giao hàng....

9: Sản xuất nước đóng bình và xây dựng các chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng.

Đây là bước rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến nguồn sống của doanh nghiệp bạn. Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng cần đưa ra công việc cụ thể, thời gian triển khai, dự kiến hiệu quả, khoản chi phí thực hiện...

Vốn đầu tư mở cơ sở sản xuất đóng bình 20L quy mô vừa và nhỏ

Có lẽ đây sẽ là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Nhiều người sẽ có thắc mắc là không biết là mở xưởng sản xuất nước đóng bình cần bao nhiêu vốn? Và Việt An sẽ đưa ra cho bạn một số chi phí cần thiết để đưa xưởng của bạn vào hoạt động.

Chi phí nghiên cứu thị trường và xây dựng kế hoạch kinh doanh: Để giúp cho những người chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều đơn vị họ đưa ra các dịch vụ về nghiên cứu thị trường cũng như xây dựng kế hoạch với mức chi phí từ 5 đến 10 triệu đồng. Mức phí này cũng không phải đắt nên bạn có thể cân nhắc thuê hay tự mình làm. Nếu bạn tự mình nghiên cứu và xây dựng thì sẽ tiết kiệm được chi phí mà lại có thể tự mình nắm chắc được thị trường và hiểu rõ hơn những việc bạn cần phải làm để phát triển doanh nghiệp của mình.

Chi phí đăng ký kinh doanh: Bạn có thể tự mình làm hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo các mẫu có sẵn và nộp hoặc có thể sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại các đơn vị chuyên nghiệp. Chi phí để đăng ký từ 200 đến 1,5 triệu đồng.

Chi phí mặt bằng: Với cơ sở sản xuất quy mô nhỏ thì cũng không cần diện tích quá rộng. Bạn có thể tận dụng nơi bạn ở để mở xưởng hoặc đi thuê. Mức thuê xưởng có vị trí đẹp thì mất khoảng giao động từ 10 đến 50 triệu đồng một tháng. 

Chi phí thiết bị máy móc:

  • Quy mô sản xuất nhỏ nên có thể mua các hệ thống lọc nước công suất từ 300 lít một giờ đến 3000 lít một giờ.
  • Với hệ thống xử lý nước công suất 300 lít/h thì có giá khoảng 49 đến 79 triệu đồng tùy thuộc vào chất liệu cấu thành hệ thống.
  • Với hệ thống lọc công suất 1000 lít/h thì có giá khoảng 99 đến 119 triệu đồng
  • Với dây chuyền lọc nước 3000 lít thì có giá khoảng 239 đến 259 triệu đồng
  • Chi phí mua máy chiết rót bình 20l bán tự động vào khoảng 15 đến 20 triệu đồng
  • Chi phí vỏ bình thì tùy vào số lượng vỏ bạn cần mua, chất liệu vỏ. Chi phí mua vỏ cũng mất tầm khoảng 20 đến 50 triệu đồng 

Chi phí điện sản xuất hàng tháng: Tùy thuộc vào mức độ hoạt động của cơ sở mà lượng điện tiêu thụ hàng tháng sẽ khác nhau. Trung bình nếu sản xuất ổn định, đều thì chi phí điện hàng hàng sẽ rơi vào khoảng từ 5-10 triệu đồng. 

Chi phí tem nhãn, quảng bá thương hiệu: Chi phí thuê thiết kế, in ấn tem nhãn tùy thuộc vào số lượng, chất liệu bạn cần in. Thường chi phí này rơi từ 1 đến 5 triệu đồng. Để sản phẩm của bạn tiếp cận với khách hàng tốt hơn thì bạn cần phải quảng bá thương hiệu. Có thể quảng bá trực tiếp bằng cách in tờ rơi, danh thiếp, đến tận nơi gửi hàng hoặc có thể quảng cáo trực tuyến trên facebook, google....

Chi phí vận chuyển phân phối sản phẩm: Để giao bình nước 20L cho khách hàng thì bạn cần chuẩn bị một chiếc xe tải, có thể là xe mới hoặc xe cũ tùy thuộc vào tài chính của doanh nghiệp bạn. Chi phí xe cũ cũng mất từ 70 đến 200 triệu đồng.

Chi phí nhân sự: Với quy mô nhỏ thì nhân lực cần khoảng từ 5 tới 10 người. Chi phí hàng tháng từ 25 đến 50 triệu đồng. Mức lương thưởng của mỗi bộ phận sẽ khác nhau tùy thuộc vào hiệu quả công việc của từng vị trí.

Gọi