share-youtube
share-facebook
share-twiter
share-google-plus

NHẬN TIN TỪ VIỆT AN

Khởi nghiệp từ sản xuất nước tinh khiết nhà đầu tư cần làm gì?

Trước nhu cầu sử dụng nước tinh khiết để bảo vệ sức khỏe, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người khởi nghiệp từ sản xuất nước tinh khiết. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công trên con đường kinh doanh này. Rất nhiều người chưa tìm hiểu kỹ đã vội vàng đầu tư, mở cơ sở sản xuất với quy mô lớn nên gặp phải vô vàn khó khăn. Khởi nghiệp thất bại phải bán tháo hệ thống thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất … kéo theo là ôm vào 1 cục nợ to đùng.

Kinh doanh nước tinh khiết nói chung và nước uống đóng chai, đóng bình nói riêng là một ngành siêu lợi nhuận. Hàng năm ngành kinh doanh này thu hút thêm rất nhiều nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường. Để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường đầy hấp dẫn này, các nhà đầu tư không chỉ cần có tính quyết đoán của người kinh doanh mà cũng rất cần những tính toán cẩn trọng, cả về khía cạnh kỹ thuật, công nghệ và cả về thị trường của người tiêu dùng.

Để có sự chuẩn bị cũng nhu không gặp phải những thất bại đáng tiếc trong quá trình khởi nghiệp, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu bí quyết khởi nghiệp từ sản xuất nước tinh khiết qua bài viết dưới đây.

Khởi nghiệp từ sản xuất nước tinh khiết cần làm gì?

  • Tìm hiểu kỹ thị trường
  • Định hướng phát triển
  • Đăng ký kinh doanh phù hợp
  • Được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)
  • Vốn
  • Hệ thống dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, máy chiết rót,…
  • Nhân Lực

Tìm hiểu kỹ thị trường

Đây là một trong những công việc vô cùng quan trọng mà nhiều người lại vô tình bỏ qua nó. Tuy nhiên nếu bạn muốn chủ động, muốn thành công thì không thể không nghiên cứu thị trường.

Bạn nên tìm hiểu xem quanh khu vực của bạn có đơn vị nào sản xuất nước tinh khiết đóng chai, đóng bình chưa? công suất như thế nào? thị trường tiêu thụ của họ ra sao? Từ đó định hướng và lựa chọn địa điểm mở cơ sở phù hợp cũng như xác định được đầu ra của sản phẩm để từ đó có quyết định lựa chọn công suất dây chuyền sản xuất nước tinh khiết phù hợp thực tế.

Định hướng phát triển

Làm gì cũng cần phải có chiến lược rõ ràng. Sau khi bạn tìm hiểu được thị trường sản xuất thì bạn phải đưa ra được một kế hoạch cụ thể. Kế hoạch càng chi tiết thì bạn càng chủ động hơn để đối mặt với khó khăn sẽ gặp phải.

Đăng ký kinh doanh phù hợp

Đây là một việc làm bắt buộc nếu bạn muốn khởi nghiệp và mở rộng phát triển kinh doanh. Nếu chỉ xác định làm nhỏ lẻ thì có thể đăng ký kinh doanh theo hộ cá thể. Còn nếu muốn mở rộng thì bạn nên đăng ký công ty. Hiện có 5 loại hình doanh nghiệp bạn có thể tham khảo.

Thời gian và thủ tục đăng ký mở công ty mất từ 1 đến 2 tuần. Chi phí cũng rẻ chỉ vài triệu

Được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Riêng với ngành nghề sản xuất nước tinh khiết đóng chai, đóng bình thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bạn không có giấy này sẽ bị không thể sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường được.

Thủ tục cấp giấy này cũng không khó, chúng tôi sẽ có bài viết chi tiết về các bước bạn cần làm để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vốn

Làm gì cũng phải có vốn và mở xưởng, công ty sản xuất nước tinh khiết cũng vậy. Bạn cần mua hệ thống dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, máy chiết rót bán tự động hoặc tự động. Máy co màng và nhiều máy móc khác. Tiếp đó bạn cần phải chuẩn bị chi phí để mua hệ thống vỏ chai, vỏ bình, chuẩn bị nguồn nhân lực…

Tổng số vốn bạn cần chuẩn bị tùy thuộc vào mức độ và quy mô hoạt động. Càng nhiều vốn càng tốt, nhưng thấp đó là hơn 100 triệu đồng.

Hệ thống dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, máy chiết rót

Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết là thiết bị không thể thiếu của một cơ sở sản xuất. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dây chuyền lọc với công nghệ khác nhau. Công suất đa dạng, tuy nhiên bạn cần lựa chọn mua hàng chính hãng và ở các nhà cung cấp chính hãng.

Bạn có thể đến công ty Việt An hoặc liên hệ số điện thoại 0949 414141 để được tư vấn về dây chuyền lọc nước tinh khiết chính hãng thương hiệu VA, USApec. Ngoài ra Việt An còn cung cấp rất nhiều các loại máy khác phục vụ sản xuất như máy chiết rót, máy thổi chai, thổi bình, máy in hạn sử dụng, máy co màng log….

Đến với công ty cổ phần TMTH Việt An –  với gần 20 năm kinh nghiệm tư vấn về ngành kinh doanh nước uống tinh khiết có chuyên môn cao trong lĩnh vực sản xuất nước tinh khiết đóng chai, đóng bình, Quý khách hàng sẽ được tư vấn, cung cấp thông tin về:

  • Mặt bằng lắp đặt hệ thống.
  • Hệ thống xử lý chất lượng: xử lý nước đầu nguồn thành nước đạt tiêu chuẩn cho đóng bình kinh doanh.
  • Chi phí đầu tư: chi phí hợp lý dựa trên mong muốn của khách hàng, không phát sinh thêm các chi phí bất cập trong quá trình xây dựng, vận hành.
  • Đầu tư hiệu quả – kinh tế: Thế nào là đầu tư hiệu quả? Tránh việc bỏ ra khoảng chi phí đầu tư lớn nhưng không đem lại như mong muốn của khách hàng. Làm thế nào để đưa radây chuyền xử lý tốt, có tính cạnh tranh cao?..
  • Quy trình thực hiện như thế  nào là hợp lý, không tốn kém thêm quá nhiều thời gian và chi phí trong tiến trình thi công lắp đặt dây chuyền và các giấy phép liên quan.- Tư vấn, chia sẻ các chiến lược kinh doanh: chia sẻ về các hoạt động trong thị trường kinh doanh nước đóng bình, đóng chai. Chia sẻ thông tin về nguồn khách hàng tiềm năng trong quá trình khai thác, phân phối nước đóng bình, đóng chai.
  • Lợi ích đầu tư dây chuyền lọc nước, khả năng thu hồi vốn: Đầu tư hệ thống dây chuyền cho chất lượng nguồn nước đầu ra đạt chuẩn chất lượng ngon, có tính cạnh tranh cao so với bên ngoài thị trường với chi phí hợp lý và tối ưu.
  • Tư vấn các trang thiết bị phụ kiện liên quan trong hệ thống ngành nước: chia sẻ thông tin về các nhà cung cấp bồn inox, vỏ bình,…. Với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh sản xuất nước tinh khiết cần gì?

Theo quy định tại Thông tư Số: 26/2012/TT-BYT quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ y tế thì để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:

  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

4. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

  • Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở)
  •  Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).

5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

  • Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở).
  •  Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

Tùy theo quy mô, mà cơ sở tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép tại cục An toàn thực phẩm hoặc chi cục an toàn thực phẩm. Tuy nhiên nếu cơ sở kinh doanh nước khoáng tinh khiết của bạn không có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm) thì hồ sơ sẽ nộp tại Chi cụ An toàn vệ sinh thực phẩm của Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, Giấy chứng nhận nước đầu ra, Giấy chứng nhận nước thành phẩm. Nếu cơ sở của bạn có nguồn nước đầu vào là nước giếng khoan thì bạn còn phải xin giấy phép khai thác nước ngầm do sở tài nguyên môi trường cấp.

Để duy trì được mức lợi nhuận cao, tạo đà phát triển lâu dài, người sản xuất cần tránh những rủi ro sau:

  • Sử dụng công nghệ lạc hậu (còn gọi là công nghệ rác)
  • Đầu tư thiết bị rẻ tiền, kém chất lượng, thường xuyên phải tạm ngừng sản xuất để bảo trì.
  • Hệ thống hoạt động không ổn định, chất lượng nước thành phẩm không đảm bảo.
  • Cạnh tranh bằng giá thành thấp, không chú trọng vào duy trì chất lượng.

Các việc cần làm trước khi đầu tư:

  • Tìm hiểu thị trường, bao gồm nhu cầu, sản phẩm chính (dung tích bình/chai) và các nhà sản xuất hiện tại. Nhiều người khi có ý tưởng kinh doanh ngành này thường bỏ qua hoặc không phân tích kỹ về thị trường nên đã gặp không ít khó khăn khi tung sản phẩm ra bán.
  • Tìm hiểu thủ tục hành chính và các quy định liên quan, như thủ tục xin khoan giếng, các quy định về môi trường …
  • Khảo sát chất lượng nguồn nước để tìm công nghệ thích hợp.
  • Đánh giá tiềm lực tài chính để cân đối các khoản đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tốt nhất nên lập kế hoạch chi tiết về tài chính để có các bước đầu tư hợp lý.
  • Tìm kiếm nơi cung cấp giải pháp, thiết bị và dịch vụ tin cậy…

Gọi